TẬP THỂ DỤC Ở NGƯỜI SUY GIÃN TĨNH MẠCH [NÊN] hay [KHÔNG NÊN] ?

Khị tập thể dục sẽ làm tăng lưu lượng máu tưới, làm săn chắc cơ vùng đùi và cơ vùng cẳng chân giúp cải thiện phòng ngừa bệnh suy giãn tĩnh mạch.🔜
💥Tuy nhiên không phải tất cả bài tập đều tốt cho người suy giãn tĩnh mạch. Điều quan trọng là bạn có biết chuẩn bị và tập như thế nào để có ích thật sự hay không?

❌[KHÔNG NÊN] ❌
💣Những bài tập gắng sức nhiều và làm tăng quá nhiều áp lực lên đôi chân của bạn: VD: Chạy, nâng tạ đứng, chơi thể thao nặng, đứng lâu , tập aerobic trên 30 phút mỗi lần…
🧘‍♀️Những động tác gập gối lâu: VD tư thế ngồi hoa sen trong YOGA, ngồi chéo chân trong thời gian lâu, ngồi chồm hổm…Những tư thế này sẽ làm tăng lượng máu ứ đọng ở vùng chân và làm tăng áp các tĩnh mạch.
🏋️‍♀️Đừng nín thở khi tập luyện. Khi nâng tạ, hầu hết mọi người có phản xạ nín thở. Nín thở sẽ làm tăng áp lực máu. Và điều này rất tệ hại nếu bạn bị giãn tĩnh mạch. Hãy nhớ khi nhấc vật nặng lên thì thở ra và hít vào khi hạ xuống.

⭕️ [NÊN LÀM] ⭕️
🚹Đi bộ mỗi ngày. Đi bộ thường xuyên mỗi ngày ít nhất là 30 phút, thời gian này có thể cộng dồn. Đây là cách tập luyện rất tốt cho người bị suy giãn tĩnh mạch.
🏊‍♂️Bơi lội. Đây là môn thể thao thích hợp và mang nhiều lợi ích cho người bị suy giãn tĩnh mạch.
💢 Bài tập đưa chân ngang hoặc cao hơn người bạn. Hãy nhớ chọn những bài tập nào mà khi tập đôi chân bạn phải ngang người hoặc cao hơn tim của bạn. VD Cử động chân trên giường khi bạn nằm, nằm và làm động tác đạp xe đạp trên không, khi ngồi nếu được hãy đặt chân của bạn ngang với mông.
💥Hãy vận động chân và cổ chân bất cứ lúc nào bạn có điều kiện. Bạn nhớ co duỗi cẳng chân, xoay nhẹ vùng cổ chân mắt cá chân, Hãy giữ chân bạn luôn chuyển động khi có thể.
⚡️Hãy thở ra hít vào đều đặn khi tập thể dục. Sự di chuyển của cơ bụng giúp máu lưu thông. Điều này giúp giảm áp lực cho các tĩnh mạch của bạn. Đây là mẹo nhỏ giúp bạn giảm nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch.khi tập thể dục
💯 Hãy mang vớ y khoa khi bạn tập luyện.

Leave a Comment